Bạn dễ dàng nhận ra trái dưa lưới với lớp vỏ có hoạ tiết như tấm lưới bao bọc quanh trái. Có loại dưa lưới ruột vàng và giống dưa lưới ruột xanh để bạn lựa chọn và chúng có cùng những đặc tính nổi trội về dinh dưỡng giúp bạn tận hưởng mùa hè mát lạnh với ly kem dưa lưới, sinh tố dưa lưới đầy hấp dẫn. Hương vị thơm, mát là yếu tố khiến cho hầu hết mọi người yêu thích loại trái cây này.
Dưa lưới có tên khoa học là Cucumismelo L. var. Cantalupensis. Chúng là một loại quả thuộc họ Bầu bí, giàu vitamin C, vitamin A, beta-caroten, canxi, phốt pho và sắt. Chiết xuất dưa lưới giúp ức chế và ngăn chặn các gốc tự do gây thoái hóa tế bào, làm sáng da và xóa nếp nhăn, tàn nhang và các đốm đen trên khuôn mặt nên đây là loại trái cây rất được lòng các chị em.
Viên kem dưa lưới mát lành giải nhiệt
Trồng dưa lưới tại nhà vừa giúp bạn có thêm trái cây sạch vừa có thể ngắm nhìn, chăm sóc cây phát triển, ra hoa kết trái. Với vài mẹo trồng dưa lưới sau đây được chúng tôi chia sẻ mong rằng sẽ khiến bạn nhàn nhã hơn với vườn cây ăn trái của mình.
Kinh Nghiệm Trồng Dưa Lưới Ngon Ngọt Ngay Tại Nhà
1️⃣ Lựa chọn đất trồng
Đất trồng cây rất quan trọng bởi vì mỗi loại cây trồng thích nghi với từng loại đất khác nhau. Với dưa lưới nên lựa chọn đất có độ pH 6- 7.5, đất có độ tơi xốp. Với loại đất khô cằn, bạc màu bạn cần trộn thêm phân hữu cơ, phơi đất một thời gian rồi mới tiến hành gieo hạt giống.
2️⃣ Dụng cụ gieo trồng
Là loài cây dây leo nên dưa lưới không tốn nhiều diện tích để gieo trồng. Bạn dễ dàng gieo trồng hạt giống dưa lưới trong thùng xốp, trong chậu và tận dụng ban công, sân thượng, khoảng sân nhỏ… và điều quan trọng hơn chính là lắp thêm giàn lưới để bụi dưa lan rộng cho nhiều trái.
Với dưa lưới nên lựa chọn đất có độ pH 6- 7.5, đất có độ tơi xốp.
3️⃣ Phân bón
Phân trùn quế sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào trong quá trình cây con, giúp cây phát triển hệ rễ một cách tốt nhất.
Nitơ (N) là một chất dinh dưỡng quan trọng để sản xuất dưa lưới. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về số lượng cần thiết để duy trì sự cân bằng thích hợp giữa tăng trưởng và năng suất. Các cơ quan sinh dưỡng của dưa phải phát triển đủ để cản ánh sáng, tích lũy nước và chất dinh dưỡng nhưng điều quan trọng nữa là phải đạt được tỷ lệ trọng lượng khô sinh dưỡng - sinh dưỡng lớn để quả đạt tối đa.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều N sẽ làm tăng sự phát triển của cây sinh dưỡng và làm giảm sự phát triển của sinh sản. Đối với loại dưa này, tỷ lệ khoảng 90-100 kg /ha là đủ để cây sinh trưởng, phát triển và sản xuất quả tối đa.
4️⃣ Chọn hạt giống chất lượng
Có rất nhiều giống dưa lưới được bày bán trên thị trường để bạn lựa chọn. Cách nhận biết hạt giống chất lượng là dựa vào thông tin nhà cung cấp có uy tín, hạn sử dụng, bao bì đóng gói…
Lựa chọn hạt giống dưa lưới ruột xanh, ruột vàng về gieo trồng
5️⃣ Các bước gieo trồng
Để hạt giống nhanh nảy mầm, bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm từ 2-4 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm đến khi nứt nanh thì đem gieo. Sau thời gian 7- 10 ngày hạt giống nảy mầm.
Khi cây con cho ra được 2-3 lá thì bạn sẽ bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trên ruộng thì bạn trồng giàn để cây leo giàn hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Bạn có thể tạo dàn lưới hoặc đóng cọc, miễn sao chịu được sức nặng khi mang trái.
Cho dưa lưới bò trên mặt đất hoặc làm giàn leo vững chắc
6️⃣ Mẹo nhỏ cho nhiều trái
➡️ Để cho dưa lưới sai trái thì bạn nên thụ phấn nhân tạo khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Lấy hoa đực ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia để phát huy được ưu thế lai. Như vậy quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.
➡️ Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường dưa lưới chỉ nên để lại 2 -3 quả trên 1 dây.
Kết hợp thụ phấn nhân tạo cho cây nhiều trái
➡️ Khi cây lớn được 22-25 lá thì ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả. Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo quả cho chắc chắn vào giàn, tránh tình trạng quả quá nặng làm đứt thân cây.
➡️ Nhu cầu nước tưới của dưa lưới khá lớn, nên cung cấp nước cho cây đầy đủ nhưng phải lưu ý không để cây bị ngập úng.
Nước cần tưới trong suốt thời kỳ sinh trưởng với lượng vừa đủ
➡️ Để phòng trị các loại côn trùng gây hại nên sử dụng các chiết xuất sinh học hoặc tự làm để đảm bảo không ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại. Giai đoạn chuẩn bị gieo trồng nên làm đất kỹ, tránh mầm bệnh tồn dư trong đất.
➡️ Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng kem, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm. Để dưa nơi thoáng mát 1- 2 ngày sẽ làm dưa ngon, ngọt, thơm hơn. Thời gian cho thu hoạch tính từ lúc gieo trồng khoảng 85 ngày.
Nen để 1- 2 ngày sau khi cắt để hương vị chín hoàn hảo
Trên đây là những kinh nghiệm trồng dưa lưới ngon ngọt tại nhà. Liên hệ Hạt Giống Đà Lạt để lựa chọn hạt giống dưa lưới ruột xanh hay dưa lưới ruột vàng ngay bây giờ nhé. Chúc các bạn thành công.
Dưa lưới ruột xanh tươi mát thích hợp giải nhiệt ngày hè
➡️ Đặt mua gói hạt giống dưa lưới ruột xanh tại đây
➡️ Đặt mua gói hạt giống dưa lưới ruột vàng tại đây