Truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn

Truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn Truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn
Đánh giá:
4.7 201
4.7 sao trên tổng số 201 lượt review
Xuất hiện khá nhiều và thường xuyên trong những bài hát, bài thơ, tiểu thuyết với hình tượng về sự chia ly của tình yêu lứa đôi. Bỉ Ngạn là loài đẹp nhưng lại để lại nỗi ám ảnh về kí ức đau thương. Bài viết sau đây bật mí cho bạn truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn và loài hoa bỉ ngạn có thật hay không.

Xuất hiện khá nhiều và thường xuyên trong những bài hát, bài thơ, tiểu thuyết với hình tượng về sự chia ly của tình yêu lứa đôi. Bỉ Ngạn là loài đẹp nhưng lại để lại nỗi ám ảnh về kí ức đau thương.

“ Có phải chăng chẳng chờ được người yêu? Chỉ nguyện làm thân hoa mọc trên đất. Có hoa không lá, có lá không hoa. Lặng nhìn nhân thế, lặng nhìn đời trôi.”

 

Tưởng chừng như có được trong tay nhưng thật ra ta chưa từng có gì cả, hư hư thực thực, ảo mộng phù du, nước cứ trôi và đời người cũng thế, chạm mặt biết bao người mới gặp được người ta thương, không vương tay ra nắm lấy thì vội vàng tuột mất, nắm mà không chặt thì dễ dàng đứt đoạn tơ duyên, phải lấy máu ở tim để nuôi dưỡng một tình yêu đẹp, biến nó thành sợi dây đời đời kiếp kiếp chẳng thể xa rời…nhưng mấy ai làm được đâu. “ Hoa Bỉ Ngạn mãi mãi vẫn là hoa Bỉ Ngạn ”

 

Vậy Truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn là gì? Hãy cùng Hạt Giống Đà Lạt tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Bỉ Ngạn là loài đẹp nhưng lại để lại nỗi ám ảnh về kí ức đau thương.

 

Lý giải tên gọi “ Bỉ ngạn”


 

Ta có thể đã nghe qua từ Bỉ Ngạn này ở trong kinh phật, trong truyện tiên hiệp của Trung Quốc hoặc gốc trung mà ra. Bỉ Ngạn có nghĩa là sự thuần khuyết hoàn mỹ, nhưng nó không có trong thế giới này mà là ở thế giới khác, một thế giới hướng tới sự hoàn mỹ. Tại sao không phải thế giới này mà là thế giới khác?

 

Bởi vì thế giới trần tục này quá ô nhiễm, có quá nhiều điều trần tục không thể đạt đến sự ưu mỹ thuần khiết được, còn thế giới kia cực kỳ thuần khiết không ai tới đó mà quay về để kể cho chúng ta nghe được, cho nên nó giống như là một nơi trong trí tưởng tượng, là một nơi cực kỳ hoàn mỹ.

 

 Ở Trung Quốc: Hoa bỉ ngạn nói lên sự ưu mỹ thuần khiết.

 Ở Nhật Bản: Được diễn tả như một hồi ức đau thương.

 Ở Triều Tiên: Loài hoa này nói lên nỗi nhớ da diết.

 

 

Hoa bỉ ngạn nói lên sự ưu mỹ thuần khiết.

 

Hoa Bỉ ngạn là hoa gì? Có thật hay không?


 

1️⃣ Nguồn gốc, xuất xứ

 

➡️  Giống hoa Bỉ Ngạn có xuất xứ từ Trung Quốc, có tên khoa học là: Lycoris radiata.

➡️ Tên Tiếng Trung thường gọi là Bỉ Ngạn hoa, vô nghĩa thảo, u linh hoa, hoa địa ngục, tử nhân hoa, vong xuyên hoa trong tiếng Phạn gọi là mạn châu sa hoa ( Mañjusaka)

➡️ Tiếng Nhật: Higanbana, Shibito Hana, Yuurei Hana, Manjushage, Sutego Hana, Amisori Hana, Tengai Hana, Jigoku Hana…

➡️ Tiếng Anh: Red spider lily, Cluster Amaryllis, Shorttube Lycoris.

 

➡️ Hoa có 3 màu sắc chính là Đỏ, vàng và trắng. Hoa thường nở vào mùa xuân và được tìm thấy lần đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó nó cũng được tìm thấy ở Nhật Bản và ở Hoa Kỳ vào năm 1854. Khi đó là lúc Mỹ mở cửa giao thương cho Nhật. Ở Hoa Kỳ bỉ ngạn phát triển ở Bắc Carolina, Texas, và nhiều tiểu bang phía Nam khác. 

 

➡️ Loài cây này được thấy ở Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 1854. Đó là khi Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần trở lại Hoa Kỳ đã mang theo loài Lycoris radiata này từ Nhật. Ông mang theo 3 cây, và những cây này được trồng và chăm sóc bởi cô cháu gái. Sau một thời gian chăm sóc và cô thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến khi sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu.

 

2️⃣ Đặc điểm hoa Bỉ ngạn

 

Cây hoa Bỉ Ngạn thuộc loại cây thân thảo lâu năm, chiều cao khoảng 40 - 100cm. Hoa tạo thành chùm sắp xếp lạ mắt. Hoa Bỉ Ngạn có ba màu chính: Đỏ, trắng và vàng.

➡️ Hoa Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La – mandala

➡️ Hoa Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu sa - Manjusaka. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa.

 Hoa Bỉ Ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.

➡️ Củ của loài hoa này rất độc vì chứa lycorin, một chất độc thuộc nhóm ancaloit, gây tổn hại đến hệ thần kinh. Bỉ ngạn không ưa thích nhiệt mà ưa thích một môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, các cây Bỉ Ngạn sẽ chết. Khác với nhiều giống hoa khác, bạn có thể gieo trồng củ giống hoa bỉ ngạn chứ không phải hạt giống.



 

Hoa Bỉ Ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn.

 

Truyền thuyết hoa Bỉ ngạn


 

Xưa có một đôi nam nữ “nam thanh nữ tú” bất chấp luật Thiên Đình mà gặp gỡ và nguyện ước hẹn ở bên nhau đến kiếp kiếp đời đời. Họ vì đã phạm luật Trời nên bị đọa xuống trần gian rồi biến thành hoa và lá của cùng một cây. Nhưng Lá xanh, hoa đỏ, đẹp kiêu sa nhưng chất chứa nỗi buồn. Có điều, loài hoa này rất đặc biệt, có hoa thì không thấy lá, mà có lá lại chẳng thể thấy hoa, giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp mặt.

Một ngày, Đức Phật đi ngang qua, thấy trên mặt đất có một loài hoa đỏ rực như lửa, vừa nhung nhớ lại vừa u sầu. Phật vừa liếc nhìn đã thấu tỏ được huyền cơ trong đó.

 

Đức Phật xót thương, bèn quyết định mang hoa về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là Phật quốc, là thế giới thanh tịnh và thuần khiết, nên tất cả những gì là ‘tình si’, ‘nhung nhớ’, ‘u sầu’, ‘đau khổ’… đều không được phép tiến nhập vào miền tịnh thổ. Những thứ xúc cảm con người ấy đều phải rời khỏi hoa, kết thành một màu đỏ rực lửa rồi rơi xuống sông Vong Xuyên. 

Bởi vậy, khi về đến Cực Lạc, đóa hoa trong tay Phật đã biến thành một màu trắng tinh khiết không còn nhuốm bụi trần. Đức Phật bèn gọi nó là Mạn Đà La hoa, hoa của cõi Phật, cũng chính là một loại hoa Bỉ Ngạn.

 

Lại nói về màu đỏ rực lửa. Lúc ấy, Bồ Tát Địa Tạng thần thông quảng đại đã biết rằng nghiệp duyên của hoa Mạn Đà La hiện đang nằm dưới sông Vong Xuyên. Ngài bèn đến bên bờ sông, ném xuống một hạt giống, chỉ trong chốc lát một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. 

Bồ Tát đón lấy hoa và nói: “Ngươi đã thoát thân trở về miền Cực Lạc, sao còn đem nỗi hận tình si để lại nơi khổ ải vô biên này chứ? Vậy thì, người hãy ở đây làm sứ giả tiếp dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi. Cực Lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi (Mandarava), vậy ta sẽ gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy (Manjusaka)”.

Từ đó có một truyền thuyết hoa bỉ ngạn được ra đời nhắc nhở về tình yêu chia cắt nên phải biết trân trọng nhau hơn khi còn có thể.



Một loài hoa đỏ rực như lửa, vừa nhung nhớ lại vừa u sầu trong truyền thuyết

 

Ý nghĩa hoa bỉ ngạn


 

Hoa Bỉ Ngạn bị “gắn” với ý nghĩa của sự chia ly, đau buồn cũng từ chính con người xây dựng mà lên. Ở mỗi quốc gia, hoa bỉ ngạn lại có những ý nghĩa khác nhau nhưng chung quy cho lại hoa Bỉ Ngạn  vẫn là biểu tượng cho sự chia ly.

Tại Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương là tượng trưng cho hồi ức đau buồn. Ở Triều Tiên loài hoa này là nỗi nhớ nhung da diết về nhau. Còn ở Trung Quốc hoa Bỉ Ngạn là sự ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Tựu chung lại hoa bỉ ngạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng.

 

1️⃣ Ý nghĩa hoa bỉ ngạn trong tình yêu 

 

➡️ Hoa Bỉ Ngạn khi nở thì lá sẽ không còn, thân hoa chỉ còn lại bông hoa đẹp rực rỡ, hoa và lá sẽ không có có cơ hội gặp  nhau nó như nói rằng 2 người yêu nhau nhưng lại không tới được với nhau, không được ở bên nhau.

 

➡️ Bởi vậy mà hoa Bỉ Ngạn có ý nghĩa là sự chia ly trong tình yêu. Tình yêu đó vẫn luôn tồn tại, không mất đi nhưng lại chẳng thể đến với nhau đó là một tình yêu cao thượng, bất diệt và nó khiến cho những người trong cuộc đều cảm thấy đau khổ.

 

➡️ Chính vì vậy, mà hoa Bỉ Ngạn có ý nghĩa là hồi ức đau thương, phân ly, khổ đau và là vẻ đẹp của cái chết. Người ta không dùng hoa bỉ ngạn trong tình yêu và ngày cưới.

 

Hoa Bỉ Ngạn khi nở thì lá sẽ không còn, thân hoa chỉ còn lại bông hoa đẹp rực rỡ, hoa và lá sẽ không có có cơ hội gặp  nhau

 

2️⃣ Ý nghĩa về phật pháp, luân kiếp

 

➡️ Vì hoa bỉ ngạn nở nhiều vào mùa xuân phân, nên loài hoa này gợi đến sự chia ly, đau thương, tuyệt vọng. Hoa bỉ ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Trong một năm có 2 ngày mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, vào thời điểm đó độ dài của ngày và đêm bằng nhau, đó là ngày xuân phân và thu phân. Bỉ Ngạn nở hoa trùng với tiết thu phân.

 

➡️ Trong tâm linh, loài hoa bỉ ngạn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, theo lời dạy của Phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng sửa sang mồ mả của những người đã khuất. 

 

➡️ Trong dân gian này người ta cho rằng bỉ ngạn là cửa ngõ để đi vào thế giới của những người đã chết, cũng có người lại nói rằng, vào những ngày này người trần gian gặp người âm giới, bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn.

 

➡️ Ứng với hoa Mạn Đà La miền Cực Lạc và hoa Mạn Châu Sa bên bờ sông Vong Xuyên là hai thứ hoa Bỉ Ngạn (đỏ và trắng) sinh trưởng ở cõi thế gian. Hoa Bỉ Ngạn  giống như lời nhắc nhở với thế nhân: Ái tình là mộng ảo, khi duyên hết thì tình cũng dứt, trả hết nợ một đời thì đừng nên luyến tiếc mà càng thêm đau khổ. Vì con người mê đắm trong ‘Tình’ nên cần phải ngộ được chân lý này mới có thể thanh thản giữa các kiếp luân hồi.

 

 

Bỉ Ngạn nở hoa trùng với tiết thu phân.

 

Ý nghĩa màu sắc hoa Bỉ Ngạn


 

Hoa bỉ ngạn được phân biệt thông qua màu sắc hoa gồm đỏ, vàng, trắng:

➡️ Hoa bỉ ngạn đỏ: Bỉ ngạn đỏ còn có tên là Mạn châu sa – Manjusaka, hoa có màu đỏ rực như máu, cánh dài vườn thẳng từ mặt đất, là loại phổ biến nhất trong ba loại.

➡️ Hoa bỉ ngạn trắng: Trong Phật giáo bỉ ngạn trắng còn có tên là Mạn Đà La – Mandara, thường được sử dụng trong các sự kiện tang lễ của Trung Quốc và Nhật Bản. Màu hoa này mang đến ý nghĩa của sự đau thương, mất mát, chia lìa giữa người đã khuất và người còn sống.

➡️ Hoa bỉ ngạn vàng: Là loại hoa ít phổ biến hơn bỉ ngạn trắng hoặc đỏ và cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên. Hoa có màu vàng tươi, mang đến sự kỳ ngộ, cơ duyên trong Phật giáo mà rất ít người bắt gặp trong đời.

 

 

Bỉ ngạn màu vàng tươi, mang đến sự kỳ ngộ, cơ duyên trong Phật giáo mà rất ít người bắt gặp trong đời.

 


Hạt Giống Đà Lạt chuyên cung cấp các loại hạt giống cây trồng, hạt giống hoa, rau củ quả cao cấp đạt đủ tiêu chuẩn từ các viện nhân giống chất lượng cao.

 

Bên cạnh đó, những hạt giống hoa, rau củ quả từ khắp nơi trên thế giới phù hợp với khí hậu tại Việt Nam cũng được cung cấp tại cửa hàng của chúng tôi. Hotline: 0867 77 28 77

 

 

Xem thêm:

Có nên trồng hoa bỉ ngạn trong nhà?

Nguồn gốc của hoa bỉ ngạn và ý nghĩa tâm linh của loài hoa này

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll