Đậu cove vốn được xem là một trong những thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới bởi hương vị tươi mát. Nhiều người dân thành thị yêu thích trồng đậu cove tại nhà bởi chúng rất dễ trồng, một khi trồng là rất sai quả ngoài ra còn mang lại hiệu ứng vườn xanh và không khí trong lành cho ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên cũng có số ít người khi trồng đậu cove tại nhà lại không mang lại hiệu quả cao, cây trồng mau tàn lụi và không ra quả. Lý do bởi không nắm được kỹ thuật trồng cây đậu cove và đặc tính của chúng. Trong bài viết ngày hôm nay Hạt Giống Đà Lạt sẻ mách bạn chia sẻ kỹ thuật trồng đậu cove đơn giản đạt năng suất cao ai cũng thích nhé.
Đậu cove là loại rau củ quen thuộc tại Việt Nam
Đặc điểm thực vật học cây đậu Cove
Đậu cove còn được gọi là đậu que, kích thước mỗi trái đậu que dài từ 7 - 10cm, chiều rộng quả từ 1-1,5cm tùy giống. Đầu mút quả có thể là tròn, nhọn dài hoặc hình kim. Màu sắc quả khi non có thể là xanh, xanh thẫm, vàng.
Mỗi quả đậu cove có từ 3-8 hạt, kích cỡ và khối lượng hạt thay đổi rất lớn trong quá trình chín. Chiều dài hạt từ 5-20mm, khối lượng hạt từ 0,15-0,8g. Hình dạng hạt tùy thuộc vào từng giống, màu sắc vỏ hạt khi chín cũng rất đa dạng, có thể là một màu đồng nhất, hoặc hỗn hợp nhiều màu như trắng, trắng ngà, đen, nâu, nâu đỏ, cà phê sữa…
Cây đậu que có 2 giống là cây đậu cove leo và cây đậu cove lùn, hạt giống đậu cove xanh, giống đậu cove tím, đậu cove vàng, đậu cove đen.
Cây đậu cove thuộc dạng thân leo thích hợp với khí hậu nhiệt đới, có thể trồng quanh năm vào các thời vụ gieo từ tháng 1 - 3, và vụ gieo vào tháng 9 - 10.
Hạt giống đậu cove dễ gieo trồng và phát triển
Yêu cầu về điều kiện sinh trưởng của đậu cove
▶️ Nhiệt độ:
Đậu cove ưa thích khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu nhiệt độ cao và cũng không chịu rét. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 8-100C, nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm 25-300C.
Nhiệt độ cho cây sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất 20-250C. Nhiệt độ đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển 18-300C
▶️ Ánh sáng:
Đa số các giống gieo trồng hiện nay hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong điều kiện chiếu sáng 10-13 giờ/ngày.
▶️ Nước:
Khi hạt nảy mầm cần lượng nước 100-110% so với khối lượng của hạt. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất có độ ẩm 70-80%.
▶️ Đất:
Cây đậu cove có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng cho năng suất cao, chất lượng tốt. pH thích hợp cho đậu cô ve từ 6-6.5.
Chăm sóc hạt giống đậu cove không hề khó chút nào
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu cove tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị
▶️ Hạt giống:
Giống đậu cô ve leo được trồng chủ yếu là giống địa phương do nông dân tự sản xuất và giống của một số công ty trong nước sản xuất.
Ngoài ra hạt giống đậu cove cũng được bán phổ biến trên thị trường. Nên chọn mua thương hiệu uy tín, tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh cao.
▶️ Khay, chậu trồng:
Nếu vườn phố, đất chật thì có thể trồng trong khay nhựa, thùng xốp trên ban công, sân thượng. Khay, chậu nên có chiều sâu ít nhất 10cm, có đục lỗ dưới đáy để thoát nước.
Giàn leo: Nếu có tre thì sử dụng tre, nếu không thì có thể mua các ống thép bọc nhựa bán rất nhiều trên các trang mạng để làm giàn vừa đẹp mắt lại chắc chắn
▶️ Đất:
Đất trồng đậu cove nên tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ.
Nếu trồng trong chậu, trộn theo tỉ lệ sau: 5 đất phù sa: 3 phân trùn quế: 1 mụn dừa: 1 trấu hun.
Đất phải được xử lý bón vôi 3 – 5 ngày và bổ sung Trichoderma trước khi trồng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho rau ăn quả.
Đất trồng đậu cove nên tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ.
Bước 2: Cách trồng đậu cove
▶️ Xử lý hạt giống:
Hạt giống trước khi gieo nên ngâm trong nước ấm (3 sôi: 2 lạnh) khoảng 3 – 4 tiếng. Sau đó, ủ hạt qua đêm trong khăn ẩm để hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.
▶️ Gieo trồng hạt giống đậu cove:
Cho đất vào chậu, cách miệng 3 – 5 cm.
Tạo các hốc nhỏ để gieo gie, một hốc 2 - 3 hạt , mỗi chậu chỉ nên trồng một hàng, cây cách cây 15 – 20 cm.
Phủ nhẹ một lớp đất lên hạt giống, dùng vòi phun sương tưới ẩm. Ngày 2 lần ( sáng và chiều)
Khoảng 10 - 15 ngày sau gieo cây đậu que sẽ nảy mầm và ra lá. Sau khi cây mọc có từ 1 - 2 lá thật thì tiến hành tỉa bỏ bớt những cây yếu, còi cọc.
Chú ý: gieo vào mùa nắng thì nên gieo hạt thưa để dễ chăm sóc, gieo vào mùa mưa thì nên gieo dày hơn để thu được năng suất cao.
Bước 3: Hướng dẫn làm giàn leo đậu cove
Khi cây bỏ vòi ( tua bám) thì bắt đầu làm giàn.
Hiện nay có 4 cách làm giàn:
▶️ Giàn chữ I
▶️ Giàn chữ U
▶️ Giàn chữ A
▶️ Giàn chữ X
Lời Khuyên: bà con nên làm giàn theo kiểu chữ U, A để dễ thu hoạch và thuận tiện cho khâu chăm sóc sau này.
Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn này có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 - 50.000 cây/ha.
Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3m.
Bên cạnh đó cũng có thể dùng lưới thay thế cho giàn le, sậy, cũng là một giải pháp đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Trái đậu cove tím có màu đẹp mắt, giàu chất chống oxy hóa tự nhiên
Bước 4: Chăm sóc đậu cove
▶️ Bón Phân:
Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 10-15 ngày cây có 3-4 lá thật.
Bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng 20-25 ngày cây có tua cuốn.
Bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 30-35 ngày khi cây đã cho trái.
Phân bón bà con dùng 20-20-15+ TE của đầu trâu là tốt nhất. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc đậu Cove rồi rải phân.
Cứ 7-10 ngày phun phân bón lá một lần, các phân bón lá thích hợp với đậu cove như: Phân hữu cơ rong biển canada 95%, HVP 20-20-15 + TE, Boom Flower N
▶️ Tưới Nước:
Tưới nước thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm
Khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả thì tăng lượng nước tưới. Lúc này, cây cần nhiều nước để bộ lá lớn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây, giúp quả to, ít xơ, tăng năng suất.
Lưu ý: không được tưới quá ẩm cây trồng rất dễ bị nấm bệnh. Ví dụ thối rễ, chết nhanh.
Bước 5: Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
Đậu cove thường mắc một số bệnh như: Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít và một số loài rầy rệp khách. Bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm. Ruồi vàng đục quả . Sương mai. Héo rũ ...
Cách phòng trừ:
▶️ Vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng, nếu vườn vừa thu hoạch xong.
▶️ Chọn giống đậu cove kháng bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
▶️ Chăm sóc, bón phân tưới nước đầy đủ, tăng sức đề kháng cho cây.
▶️ Kiểm tra thường xuyên tránh để sâu hại có thời gian tạo ổ bệnh.
▶️ Sử dụng chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh như: dịch tỏi ớt, tinh dầu neem, nước thuốc lào,…
Bước 6: Thu hoạch đậu cove
Đậu cô ve dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, cây đậu cove sau khi gieo trồng khoảng 40 - 50 ngày là cho thu hoạch
Không nên để trái già mới thu hoạch đậu sẽ cứng, có nhiều xơ giảm chất lượng đậu. Cây đậu cove cho thu hoạch từ 4 - 5 đợt.
Lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50-60kg/ha, lứa 4-5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2-3 ngày thu 1 lần có thể thu 10-12 lứa tùy theo cách chăm sóc.
Năng suất đậu trong mùa mưa là 12-15 tấn/ha, vụ Đông-Xuân năng suất 20-22 tấn/ha. Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém.
Lưu ý: Khi thu hoạch nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh sẽ làm rụng nụ hoa và trái non.
Trong thời gian thu hoạch trái tươi, chúng ta nên tưới dặm thêm phân đạm theo thời gian cách 10 ngày tưới 1 lần để tăng năng suất ra trái và kéo dài thời gian thu trái.
Thu hoạch đậu cove liên tục cho món ngon mỗi ngày
Đậu cove có nhiều lợi ích sức khỏe nếu bạn ăn chúng thường xuyên đặc biệt là hàm lượng Vitamin B12, magie, chất xơ và folate trong đậu cô ve giúp giảm cholesterol, ngừa bệnh cao huyết áp và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu.
Hi vọng bài chia sẻ trên đây về kỹ thuật trồng và chăm sóc hạt giống cỏ nhung nhật hữu ích với quý bạn đọc. Mọi điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, hạt giống hoa Đà Lạt, để được tư vấn và cung cấp hạt giống chất lượng về gieo trồng. Nếu bạn không thể làm giàn cho đậu cove thì có thể trồng loại đậu cove lùn sẽ phù hợp hơn nhé! Chúc các bạn thành công.
▶️ Đặt mua gói hạt giống đậu cove tại đây
===>> Xem thêm: